Ta lại về quê,lại về quêlòng háo hức vui mừng như con trẻbõ bao ngày chờ đợi ngóng trôngquê ta đó Núi cao Biển rộngmàu lúa xanh ,xanh ngát những cánh đồngđàn Cò trắng chao nghiêng mình trong nắnglàn khói lam tô thắm lũy Tre giàta lại về nơi thân thiết của tanơi ngày xưa Cha từng gặp Mẹhạt giống Nam nảy mầm trên đất Bắctặng cho ta một kiếp làm ngườita lại về nơi thân thiết của tabạn bè xưa mỗi người mỗi ngả con lại về hỡi Mẹ thân yêu ơisung sướng thay sau tháng ngày phiêu bạtnay trở về vẫn có Mẹ đứng chờ trước ngõdáng Mẹ còng trông như dáng Lúabao nhiêu năm đợi Chồng bao năm nữa vẫn mong conta lại về đây hỡi quê mẹ Nga Sơnquê ta đó nơi cuối Sông đầu BiểnSú Vẹt lui nhường chỗ cho ngườibãi lầy xưa nay thành ruộng Lúabưng bát cơm ăn vẫn thấy mặn mòi Chiếu Nga Sơn,gạch Bát tràng Vải Tơ Nam Định,Luạ hàng Hà Đông (Thơ Tố Hữu) Con đã về đây quê mẹ thân yêu ơithân thương qúa những Rơm cùng Rạvương vấn hoài chẳng nỡ lìa xaÔi hạnh phúc suốt nửa đời ta đeo đuổi
Dệt Chiếu
*******************************
Sôi nổi đấy, nhưng cũng thật trầm lắng.
Ngẫm ra có vẻ phi lí.
Một người được gọi là có cá tính sôi nổi thì hẳn ai ai trong chúng ta cũng đều biết rằng, khi gặp con người này ta rất dễ gần, rất dễ tiếp xúc và đương nhiên ta có thể bộc bạch những ý nghĩ , những suy tư nhiều khi rất riêng của mình cho người đó , và ngược lại y hệt như vậy, người đó cũng có thể thổ lộ tâm tư, tình cảm cá nhân cho ta một cách thẳng thắn , không ngụy biện và rất chân thực.
Còn trầm lắng ư ?
Ta cứ tưởng những người có cá tính „sôi nổi“ thì không khi nào có thể áp dụng tính ngữ „trầm lắng“ cho người đó được. Không, một ngàn lần không. Nhiều khi đằng sau một trận cười của ta, một trận tếu táo của ta lại là cả sự suy tư chìm đắm thực là sâu lắng. Nhất là khi chỉ có mình ta với cái bóng của ta, sự trầm tư ấy hiển hiện rõ nét nhất.
Âu là tôi cũng vào đề dài như vậy để nói về một cá tính, một nhân cách của một con người rất gần gũi và thân thiết với chúng ta.
Đây, chân dung tự họa của người đó : Tôi là một gã nhà quê . Sinh từ bùn đất dãi dề rạ rơm . Củ khoai củ sắn ghế cơm . Nuôi tôi năm tháng lớn khôn nênngười Đây, Nguyễn Thanh Trang, đương kim Chủ tịch Hội Người Việt Dillingen bên bờ Donau , và đây Nguyễn Thanh Trang một người có cả hai cá tính như tôi đã nói phần mào đầu ở trên, và nữa, đó là một „nhà thơ, nhà tư tưởng“, dĩ nhiên , thuộc vào hệ „ nghiệp dư“. Hẳn là thế rồi, như tôi, như các bạn. Thật quá thừa nếu tôi lại viết về Trang cái đặc điểm cá tính sôi nổi, bởi tôi đã một lần giới thiệu nó trong bài „ Ơi , Trang chủ tịch “ , nhưng cần nhấn mạnh rằng, đúng ra anh chủ động gây sôi nổi cho người khác hơn là cho chính bản thân anh.Vả lại,tất cả anh chị em đồng hương ta tại khu vực Dillingen đang sống tại châu thổ của dòng Danuyp thuộc lãnh thổ Đức hẳn không ai còn lạ lẫm gì về con người anh, về sự đóng góp tâm trí, sức lực của anh cho cộng đồng với tinh thần : „ thôi thì bầu đấy bí ơi, hễ đồng hương Việt ấy người anh em“.
Nhân bài thơ Về Quê Mẹ của anh mà Trang Điện tử Hội Người Việt Dillingen.Donau đăng hôm nay, tôi muốn nói về cái đặc điểm, cái nội tâm vô cùng trầm lắng của anh mà dĩ nhiên nó không chỉ thể hiện bởi ở có độc bài thơ này đâu, mà nó là cả một quá trình xuyên suốt cuộc đời anh. Cả bài thơ nói lên cái tình yêu quê hương da diết, cái nỗi nhớ của một người con xa quê mà tâm tưởng dù có đi xa đến mấy, dù có ở bất cứ phương trời nao thì linh hồn cũng luôn vọng nhớ về nơi chôn rau cắt rốn của mình. Toàn bộ bài thơ toát lên cái tình cảm đó. Phải rồi, bốn câu thơ tự họa chân dung " Tôi là một gã..." nó đã toát lên được cái tình quê da diết của anh . Nếu các bạn đọc kĩ bài thơ Về Quê Mẹ thì ắt hẳn các bạn sẽ đồng quan điểm với tôi rằng, bài thơ theo thể tự do mà âm điệu lại rất dịu dàng, nó vừa mang tâm hồn háo hức của đứa con trẻ lại vừa chín chắn của một người trưởng thành xa quê. Nói về quê thì hiển nhiên rồi chúng ta nghĩ đến Mẹ. Mẹ của anh cũng là hiện thân của các bà mẹ Việt nam : dáng Mẹ còng trông như dáng lúa . Có lẽ nhiều khi ta đọc bất kì một bài thơ nào đó, của ai, với câu thơ như vậy ta không thể nào mà không ngưỡng mộ. Ở bài thơ này, ta thấy anh không dùng bút pháp gì đặc biệt, bởi lẽ tình cảm quê hương trong anh luôn trong sáng và giản dị, con tim anh rung động như thế nào, đơn giản anh nói ra như thế. Tự do, khoáng đãng, trần tình như cá tính „sôi nổi“ của anh, nhưng ý thơ thật dồi dào khúc triết, tình cảm dồn nén và có những từ, những ý rất đắt , đó chính là sự trầm lắng sâu sắc của anh và qua đó nó bộc lộ cái tình cảm trân trọng, tự hào đối với nơi anh đã từng dãi dề rạ rơm. Bài thơ này cùng với bài tự sự Nga Sơn Quê Tôi (đã đăng trong Thư mục Quê Tôi của Trang điện tử này) do anh viết đã gây niềm xúc cảm rất lớn cho bạn bè anh tại Nga sơn quê nhà. Bạn bè anh đã lấy đó làm nguồn cảm hứng sáng tác ra bài hát Về Quê Ngoại (Nga Sơn) và gửi ra ngoài Hà nội để ca sĩ Anh Thơ, cũng là một người con xứ Thanh, một trong rất ít nữ danh ca hàng đầu Việt nam dòng dân gian đã hưởng ứng và hát bài hát này với một giọng hát trong veo, da diết, (thú thật khi nghe Anh Thơ hát bài này tôi không ngờ ca sĩ không chỉ „hát“ mà dường như trút hồn vào bài hát ấy). Dễ hiểu thôi tình cảm và tâm hồn của anh đã thực sự làm xúc động người cùng quê.
Với tôi, tôi coi Trang vừa là bạn và cũng vừa là em . Vâng, có lẽ chỉ qua một bài thơ hay một bài tự sự về quê hương của anh, thật sự tôi không thể giới thiệu được hết cho chúng ta về tâm hồn, tình cảm cũng như phong cách và nhân cách của Trang, vả lại e mang tiếng " ấy hát, mình khen hay...", hơn nữa với trang Blog cá nhân của Trang, các bạn tìm hiểu thêm, biết đâu còn những khám phá thú vị nữa về anh.
DLG.Donau.März.2012. Nđ.
|
15 thg 5, 2012
Về Quê Mẹ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét