10 thg 10, 2012

Praha Thu 2012


23:31 10 thg 10 2012Công khai201 Lượt xem 2
Trong lúc “Trà dư,Tửu hậu“,mấy anh em chúng tôi(Trang,Sơn,Lộc) nổi hứng bàn đi thăm quan Praha CH Séc,tôi được mọi người “tín nhiệm “giao cho nhiệm vụ tổ chức chuyến đi.Ngày đi đã được chọn là ngày 06.10,khó cho chúng tôi tuần lễ đó là tuần
 lễ Quốc khánh Đức nên khi gọi điện lấy Angebot tại các hãng Reisebus đều không có xe ,mãi mới có một hãng ở tại Horgau/Bieselbach đồng ý nhận hợp đồng cho một xe 49 chỗ.Có xe lại lo không đủ người đi,anh em bàn thông báo rộng rãi ra khắp trong cộng đồng rủ mọi người đi cùng cho vui.Không ngờ thông báo ra được bà con hưởng ứng nhiệt tình chỉ 2 hôm đã hết chỗ,xe thì 49 chỗ mà có tới gần 80 người đăng ký,lại phải hỏi hãng xe một lần nữa.may thay họ còn một xe với 69 chỗ ngồi thế là thêm được 20 bà con nữa,nhưng vẫn còn thừa 11 người.Thôi đành cáo lỗi không nhận thêm,thế là có một trận ỳ xèo, thắc mắc lời ra tiếng vào dỗi hờn rõ khổ.Đúng là không gì dại bằng cái việc “vác Tù Và hàng Tổng” ,hơn mười mấy năm “dính chưởng” rồi nhưng vẫn không hết …“ngu “ !
Lo xe cộ xong xuôi lại lo đến thời tiết hôm đi,mùa Thu đã đến “ông Trời” trở chứng liên tục nay Nắng mai Mưa không biết đâu mà lường,lỡ mà hôm đi Trời lại Mưa gió thì thật là chán như con Gián.Thôi đành đánh bạc với Trời già vậy,ít nhất từ trước tới nay Ổng cũng “chiều”tôi nhiều bận.3 giờ sáng thứ Bảy lên xe ngó Trời đầy Sao khấp khởi mừng một ngày đầy Nắng,hy vọng một chuyến đi tốt đẹp. 69 người trên xe đông như thế nên hành trình từ Lauingen đến Praha khá sôi động,chả ai “nỡ“ ngủ mà thức để chuyện trò nên cảm thấy thời gian trôi nhanh vô cùng,9h sáng đã tới nơi,trừ Chủ Tịch Bách và gđ anh Kim có người quen đón còn lại mọi người chia đoàn nhỏ đi thăm quan Thành Phố, hẹn 14h có mặt tại bến Bus để sang chợ Sapa.Vui nhất là Bách,ông Tân Chủ Tịch sang đến nơi được một cô bạn khá xinh xắn ra đón làm cả đoàn mắt tròn mắt dẹt đoán già đoán non trêu chọc,người thì bảo “thảo nào hôm nay Chủ tịch nhà ta ăn mặc bảnh bao thế “,kẻ thì đế vào “Bách sướng thế !”.Bác A cây vui nhộn của đoàn nói: “giá biết mà làm Chủ Tịch đi chơi có gái đón như thế này thì tao với mày chả tội gì phải từ chức, uổng quá ! “.Cả đoàn được một trận cười thật vui,cuộc thăm quan mở đầu với đầy những tiếng cười vui nhộn và cả sự háo hức nữa,lũ trẻ theo chân Bố Mẹ mở to những cặp mắt ngơ ngác ngắm nhìn Praha cổ kính và thơ mộng…
Praha,cách đây 20 năm tôi cũng đã ghé một lần kiểu “cỡi Ngựa xem Hoa”,hồi đó mới thay đổi chế độ nên TP này và cả nước Tiệp còn nhếch nhác lắm,người thất nghiệp ăn xin,đĩ điếm,móc túi đầy đường,phố xá thì bẩn thỉu…Nay sau hơn 20 năm phát triển chắc có nhiều thay đổi,theo như Báo chí Đức thì đây là một nước phát triển nhanh nhất,thay đổi nhanh nhất trong các nước Đông Âu.Và sự thực đã không làm tôi thất vọng Praha thay đổi khá nhiều,phố xá đông đúc,sạch đẹp,cửa hàng sang trọng mọc lên đầy rẫy,nhà của được sửa sang khôi phục lại rất đẹp,cứ đà này nó chẳng mấy chốc sẽ lấy lại cái tên mỹ miều từ xa xưa “Thành Phố Vàng”.
Praha được thành lập từ khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 10 sau Công Nguyên,ban đầu nó chỉ là hai Pháo đài của người Böhmens cổ sau đó kéo theo sự định cư của người Đức và người Do Thái vùng đất nằm bên bờ sông Moldau này dần phát triển thành một Trấn quan trọng.Năm 1230 Hoàng Đế Wenzel I của xứ Böhmen ra quyết định thành lập Thành Phố Prag(Praha-tiếng Séc)và lấy đó làm nơi đóng đô của Vương quốc Böhmen cho đến đầu thế kỷ 14 trở thành một thành phố của Heilligen Römischen Reiches(tiền thân của Deutschen Reich sau này)khi Vương quốc Böhmen bị thôn tính.Dưới thời Heilligen Römischen ReichesĐế Quốc Áo -Hung cho đến thế kỷ 19, Praha đã phát triển nhanh chóng trở thành một thành phố lớn thứ ba tại Châu Âu sau Paris và Wien.Tại đây đã có một Trường Đại Học đầu tiên của vùng Trung Âu được người Đức thành lập vào năm 1348(nó tồn tại đến năm 1945 thì bị người Tiệp Khắc giải thể)tên là Karl-Ferdinands-Universität.Cùng với sự phát triển về Kinh tế và Văn Hóa,bộ mặt của Thành Phố cũng được thay đổi khá nhiều,dưới triều đại Hoàng đế Rudolf II vào thế kỷ 16 hàng loạt các Lâu đài dinh thự,Nhà Thờ theo kiến trúc Barocke, Renaissance,Romantik và Gotik được xây dựng.Những công trình kiến trúc này phần nhiều vẫn còn tồn tại đến ngày nay,đó chính là khu phố cổ Praha với những Viện bảo tàng quốc gia,Nhà hát quốc gia,Đại sứ quán Đức,Tòa Thị chính với chiếc đồng hồ “con Gà” nổi tiếng…Đặc biệt đó là chiếc cầu Đá bắc qua sông Moldau và khu Cung Điện Praha nay là Phủ Tổng Thống Séc.Đây là quãng thời gian huy hoàng nhất của Praha,nó được mệnh danh là Thành Phố Vàng.Vì là một Thành phố được hình thành do sự góp mặt của người Đức rồi lại bao năm nằm trong Heilligen-Römeischen Reiches và Đế Quốc Áo-Hung nên sự ảnh hưởng của văn hóa Đức ở đây là điều không thể nào tránh khỏi,cho đến tận năm 1860 tiếng Đức vẫn còn là ngôn ngữ chính và người gốc Đức vẫn chiếm đại đa số dân số  Praha,sau đó cùng với sự suy sụp của Đế chế Áo Hung và sự phát triển của phong trào phục hưng dân tộc Séc,số lượng người Đức và nói tiếng Đức cũng giảm dần.Sau Thế chiến Thứ Nhất, năm 1918 Nhà Nước Liên Bang Tiệp Khắc được ra đời Praha là Thủ đô của Liên Bang.Chiến Tranh Thế giới lần thứ 2 bùng nổ,Nhà nước Tiệp khắc bị xóa sổ thay vào đó là nước Protktorates Böhmen und Mähren thuộc Hitlers Deutchen Reich,hàng chục ngàn người Do Thái và người Tiệp đã bị giết chết trong những trại tập trung của Đức Quốc Xã,gây nên một mối thù “bất cộng đái Thiên” giữa hai dân tộc Đức- Séc.Nhất là sau Thế chiến Thứ Hai 1945,với sự ra đời của đạo luật Benes-Dekrete, những người theo chủ nghĩa dân tộc Tiệp Khắc đã tiến hành bài xích,xua đuổi một cách có hệ thống những người gốc Đức ra khỏi Praha( và toàn cõi Tiệp Khắc),có đến 5000 người bị giết hại riêng tại Praha-cho đến tận bây giờ người Đức vẫn coi đây là “ sự trả thù hèn hạ“ của người Séc đối với họ.Dưới thời XHCN Praha vẫn là Thủ đô chung của nước Tiệp cho đến khi thay đổi chính quyền,năm 1993 nước Tiệp khắc được tách làm 2,nó trở thành Thủ đô của CH Séc.Ở nước Séc mới người Đức lại làm tiếp một cuộc “chinh phục” ngoạn mục lần thứ 3 trong lịch sử,chỉ khác lần này không bằng Gươm Đao hay Súng đạn,Xe Tăng mà bằng những túi đầy Tiền Đô,Tiền D- Mark. Những ngành kinh tế quan trọng như Công Nghiệp nặng,Thương Nghiệp,Ngân Hàng của nước Séc đã nằm chắc trong tay các Ông chủ Tư Bản người Đức lắm Tiền nhiều của.Điều này suy cho cùng cả hai bên Đức Và Séc đều có lợi Nước Đức thì được đón tiếp trở lại thật long trọng có một thị trường mới tiêu thụ và gia công sản phẩm với giá nhân công rẻ mạt,Nước Séc thì có vốn đầu tư thổi sức sống vào nền kinh tế đang trì trệ sau bao năm XHCN tạo ra công ăn việc làm và nâng mức sống cho người dân.Đến Praha bây giờ chúng ta nhìn thấy cả hai điều đó rõ ràng nhất,khắp thành phố nhan nhản những cửa hàng,cửa hiệu,siêu thị,Ngân Hàng,Nhà máy có nguồn gốc Đức,khách du lịch Đức cũng chiếm đại đa số(chính chúng tôi khi đi trên những đoạn phố Praha nhiều lúc cũng cứ tưởng nhầm là đang đi trên đất Đức !).Và ngược lại Thành Phố Praha nhờ sự đầu tư và du lịch này mà có tiền sửa sang phục chế lại nhà cửa đường xá chỉnh trang đô thị làm cho Praha ngày càng thêm đẹp đẽ lộng lẫy. Bước vào thăm quan Thành phố với hai “hướng dẫn viên” Đức “Đậu Phộng” và Hải “Pháo”, chúng tôi đã ghé thăm tượng đài Wenzel I trên Quảng trường Wenzel, toàn bộ khu quảng trường này với Đại lộ kéo dài 700m là khu vực quan trọng nhất Praha,nơi đây thường diễn ra các cuộc mít tinh biểu tình hay tổ chức các sự kiện quan, trọng cuộc biểu tình lớn dẫn đến sự kiện Mùa Xuân Praha 1968 và sau đó là hai cái chết tự thiêu phản đối sự đàn áp của các nước khối Wacsava của hai Sinh Viên Tiệp Khắc cũng diễn ra tại đây,rồi cuộc đấu tranh dẫn đến sự thay đổi chế độ năm 1989 tại Tiệp cũng lấy đây làm nơi xuất phát.Bây giờ nó trở thành một địa điểm du lịch không thể bỏ qua nếu bạn đến Praha,dọc hai bên Đại Lộ là những cửa hàng sang trọng của các hãng thời trang danh tiếng thế giới cùng với các quán Bar hàng đầu Praha. Tiếp theo Wenzel chúng tôi đến với khu phố cổ để ngắm nhìn không biết chán những ngôi nhà cổ kính được xây dựng từ cách đây 3 đến 400 năm với đủ các phong cách kiến trúc cổ điển điển hình Châu Âu như Barocke,Gotik…Nơi nghỉ chân nhâm nhi cốc Cafe pha theo phong cách Praha của chúng tôi là Quảng trường Tòa Thị chính hay gọi nôm na là Quảng Trường “con Gà”,vừa uống vừa ngắm,nghe chuông Đồng Hồ con Gà đổ cộng với những bản nhạc du dương của các nghệ nhân đường phố.Trời xanh,nắng đẹp,quảng trường đông người nhưng không ồn ào xô bồ với những công trình kiến trúc đẹp đẽ,nguy nga là điều kiện lý tưởng cho các tay nhiếp ảnh nghiệp dư trong đoàn thể hiện và chị em thì tha hồ tạo dáng chọn cảnh chụp làm kỷ niệm.Nghỉ ngơi chán,cầu Đá Karl hay gọi là “Cầu Tình” là địa điểm tiếp theo của chúng tôi.Đó là chiếc cầu được xây dựng dựa trên nguyên bản là chiếc cầu đá ở Regensburg- Đức nó dài 516m rộng 10m với 16 nhịp,được xây dựng vào năm 1357 theo lệnh của Hoàng đế Karl IV theo phong cách Gotik với những bức tượng các Thánh tử vì đạo của Thiên Chúa Giáo dọc theo hai bên cầu -đây chính là nét khác biệt so với cầu Regensburg. Ngày cũng như Đêm không lúc nào trên Cầu vắng bóng người qua lại,lúc chúng tôi đến phải chen vai thích cánh cùng khách du lịch từ khắp nơi để qua cầu,ở trên mặt cầu cũng là địa điểm kinh doanh hấp dẫn bán đồ lưu niệm cho du khách hay là chỗ tranh thủ kiếm tiền của các Họa sỹ,Nhạc công đường phố,cũng không thiếu những người Digan nằm phủ phục dưới đất xin tiền khách qua lại.Tất cả tạo nên một không gian sống động và đời thực cho cây Cầu.Từ trên cao nhìn xuống, dòng Moldau như một dải Lụa mềm mại,óng ánh sắc vàng của Nắng Thu quấn quanh Thành Phố, phía bên kia bờ là Tòa lâu đài nguy nga tráng lệ Prager Burg( nay là Phủ Tổng Thống Séc),tất cả tạo nên một bức tranh Panorama vô cùng thơ mộng và tráng lệ.Vì thời gian có hạn chúng tôi không thể leo lên viếng thăm Prager Burg ,thôi đành hẹn lại một dịp khác,Praha không rộng như Pari hay lớn như Berlin nhưng có lẽ để đi và thăm quan hết khu thành cổ đó là chưa nói tới 22 quận của nó cũng cần không ít ngày.Bốn tiếng lang thang đi bộ thăm thú sơ qua khu phố cổ cũng cho chúng tôi những cảm nhận khá thú vị về Praha và cuộc sống tại đây.Riêng tôi tin chắc rằng với đà phát triển và cách thu hút khách du lịch như hiện nay, ngày mà Praha trở lại với danh xưng “Thành Phố Vàng” vang bóng trong quá khứ sẽ không còn xa ! Trở lại xe, nơi chúng tôi đến tiếp theo trên hành trình thăm Praha là Trung tâm Thương mại của Người Việt hay còn gọi là Chợ Sapa nằm tại Praha 4 cách trung tâm Thành phố khoảng 15 phút xe chạy.Chợ nằm trên một khu đất khá rộng và thuận tiện giao thông,nguyên đây ngày xưa là đất của một Nhà máy chế biến thực phẩm bị giải tán sau khi thay đổi chế độ,những người Việt và Séc có đầu óc kinh doanh đã chớp lấy thời cơ dựng lên một khu chợ Châu Á lớn nhất tại CH Séc.Trừ chiếc cổng Tam Quan trông khá hoành tráng phía ngoài còn ở bên trong Chợ trông rất xập xệ-một kiểu chợ VN điển hình ở Đông Âu-Ở đây có tới hàng ngàn gian hàng,hai phần ba là của người Việt còn lại là của người Tàu hay người Ấn.Chợ đây là chợ đầu mối chỉ bán buôn hầu như không có bán lẻ,nó là một xã hội Việt Nam ở trong nước thu nhỏ với đủ các giọng nói từ các vùng miền,đông nhất vẫn là giọng Nghệ Tĩnh.Là một ngôi chợ Việt nên nó cũng giống như các ngôi chợ khác tại VN có nghĩa là cũng có sự ồn ào,tiếng người gọi nhau ơi ới,tiếng văng tục,hét giá,lừa lọc …đủ cả.Hàng hóa ở đây thật là phong phú đủ chủng loại nhập từ Trung quốc,Đài Loan,Việt Nam,Thái Lan…Điều thích thú nhất là ở những gian hàng bán đồ thực phẩm Á châu,ở đây ta có thể tìm thấy đủ các loại thực phẩm VN từ Cua,Cá,Ốc,Lòng Lợn,Tiết Canh,thịt Ngan Gà… làm sẵn và Rau củ quả Nhiệt đới.Đến Sapa,sau khi tranh thủ lấp trống cái dạ dày lép kẹp bằng các đặc sản quê hương như Bún Ngan, Phở Bò,Gà,Bánh Cuốn…chúng tôi lân la ra các quầy thực phẩm mua ít đồ đem về bên Đức.Những bà nội trợ đảm đang của chúng tôi được dịp tha hồ lựa chọn,mặc cả trước những lời mời chào ngọt như mật của các đồng hương.Chúng tôi tranh thủ mua dăm giỏ Nhãn Thái được quảng cáo là ngọt và thơm, tươi rói đem theo cho cả đoàn ăn trên xe.Không ngờ quá tin tưởng vào các đồng hương,chúng tôi đã bị họ cho ăn quả lừa bằng mấy giỏ Nhãn thối mốc xanh mốc đỏ phủ một ít quả tốt lên trên.Âu cũng là một bài học cho sự cả tin,sự mất mát mấy chục đồng Euro với chúng tôi không quan trọng,cái quan trọng ở đây là sự mất lòng tin giữa những người Việt đồng hương xa xứ với nhau.Giá như không có sự cố nhỏ này thì ấn tượng về chợ Sapa về Praha trong chúng tôi đẹp biết bao nhiêu ? Loanh quanh chợ Sapa gần hai tiếng chúng tôi lên xe chuẩn bị ra về.câu chuyện về Chủ Tịch Bách lại được “hâm” nóng khi anh chàng “bịn rịn” chia tay với những người đẹp Praha ra xe trễ khiến cả đoàn phải ngóng đợi,gọi điện dục.Tiếng anh Sơn bé “hậm hực” đòi “trả tiền” gọi diện thoại lẫn trong tiếng trêu đùa và cười xòa vui vẻ của mọi người.Chúng tôi đã có một chuyến thăm quan Praha đầy thú vị và đặc biệt vui vẻ,ông Trời cũng “ưu ái” chúng tôi bằng một ngày Nắng trọn vẹn với nhiệt độ vừa phải.Xe chuyển bánh rời Praha cũng là lúc những giọt mưa lất phất rơi,Mưa như tiễn biệt.Chào Praha,hẹn gặp lại !




THU PRAHA

Praha vào Thu
lá vàng chưa bay trên Đại Lô
chỉ có những dòng người chen vai trên Phố cổ
dòng Moldau lấp lánh Nắng vàng
như dải Lụa dịu dàng quấn quanh Thành Phố
đẹp mộng mơ
Trời trong xanh như màu mắt người Thiếu Nữ
tôi gặp ở Quảng Trường Wenzel
Em nghĩ gì hỡi em ?
khi thả gót hồng thong dong trên Phố ?
giữa phồn hoa đô hội ai còn nhớ ?
43 năm trước cũng nơi này
có những chàng Trai
biến thân mình thành ngọn Lửa
đốt cháy khát vọng Tự Do
xin nghiêng mình trước tấm bia nhỏ
tên các anh khảm Nắng vàng rực rỡ
nghe rì rào trong từng cơn Gió
Praha thì thầm kể chuyện xưa...
Praha vào Thu
"Thành Phố Vàng" lộng lẫy đến không ngờ
tôi ngẩn ngơ nhìn
và lặng lẽ ước mơ...

Praha-Lauingen 10.2012
Ng.Thanh Trang




Xuống xe chuẩn bị vào Thành Phố



Nhà ga Trung Tâm Praha

Wenzel Platz




các cháu chụp tại tượng đài Wenzel 


Phố cổ

Đại sứ quán Đức


Tháp chuông đồng hồ tại Quảng trường con Gà


Cổng ra của Cầu Karl phía Lâu đài Prager Burg


Chợ Sapa
Người Việt Dillingen Ảnh của Người Việt Dillingen

Lưu ý đối với những người dùng có thính giác và thị giác yếu:

Để hoàn tất mẫu đơn này bạn phải nhập một ký tự trong chuỗi mã hoặc một vài số trong chuỗi mã âm thanh. Nếu bạn không thể đọc hoặc nghe chuỗi mã, Yahoo! rất sẵn lòng giúp đỡ bạn. Đại diện Ban Chăm sóc Khách hàng Yahoo! sẽ cần liên lạc với bạn. Vui lòng cung cấp số điện thoại và địa chỉ email của bạn và gửi yêu cầu bằng cách vào trang này - http://help.yahoo.com/l/us/yahoo/vi/general.html Để yêu cầu trợ giúp về đăng ký, vui lòng đọc các Điều khoản Thỏa thuận về Sử dụng Dịch vụ Yahoo! tại trang http://info.yahoo.com/legal/vn/yahoo/utos/ trước khi gửi yêu cầu.
4000
  • Chuồn Chuồn Ớt Chuồn Chuồn Ớt
    Như được anh dẫn đi một vòng Tiệp khắc í nhỉ ?
    • TAMANH-ĐƯỜNG QUÂN TỬ TAMANH-ĐƯỜNG QUÂN TỬ
      Thế Chuồn có thích đi cùng không?Mai mốt lúc nào chỗ tớ có tổ chức đi đâu tớ sẽ "nháy" cho Chuồn "bám càng" đi chung cho vui nhé!
  • Lockinh Lockinh
    Thật là một buổi đi chơi vui vẻ với đủ cả /thiên thời /địa lợi / nhân hòa . Cám ơn bác Trang nhiều , mong bác tiếp tục cố gắng ,Vác tù và hàng Tổn..
    Thật là một buổi đi chơi vui vẻ với đủ cả /thiên thời /địa lợi / nhân hòa . Cám ơn bác Trang nhiều , mong bác tiếp tục cố gắng ,Vác tù và hàng Tổng , để anh chị em và các cháu trong Cộng đồng có thêm những buổi dã ngoại bổ ích và thú vị như vậy trong tương lai .

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét