16 thg 1, 2013

Phác họa

01:56 14 thg 12 2011Công khai103 Lượt xem 0


 Đông  về
    Thu  chưa  đi.
   Những  chiếc  lá ,
    chẳng còn xanh ,
  run  rẩy , níu  cành,
  trước  từng  cơn  gió .
Nắng  chiều.
  Mùa  không  rực  rỡ.
   Dải  lụa  nào
   Vàng  góc  rừng  xa.
    * * *
 Một  sớm  thức  dậy
Ngoài  vườn  tuyết  trắng  phủ  dầy
    Một  ngày chợt  thấy,
đã  đầy  tóc  bạc , trên tay.
  Phương  Công   Kỷ.
 Một buổi  sáng vào thượng tuần tháng 10 vừa rồi,khi tôi thức dậy nhìn đồng hồ thì đã tám giờ kém và tự mình khen mình là lâu nay ít có bữa nào được ngủ một giấc ngon đến thế,đã thế lại không  có mộng mị,không có giấc mơ đẹp cũng như ác mộng.Tuổi này mà được một bữa như thế là ngon rồi,chứ thường xuyên đêm ngủ lúc thì ú ớ,lúc thì bóng đè,chẳng thấy tiên cũng không xổ số , đã thế dậy mình lại còn ê ẩm,vai thì nhức nhối nữa,thôi không nói.
Chợt ngoài cửa có tiếng chuông,tôi  ra mở xem ai thì hiện ra chàng thi sĩ,tác giả của bài thơ trên.Tôi pha cà phê, không phải pha mà là expresso ra hai tách.Sau câu chuyện tào lao anh nói với tôi:
- Này ông,ông  nhắc tôi từ hồi cuối tháng 9 là có bài thơ tôi làm năm ngoái đưa cho ông để ông đăng vào trang thơ của Hội ta,mấy lần tôi định đưa nhưng ngài ngại thế nào ấy.
–Vớ vẩn,ngại cái gì mà ngại.Tôi gắt anh.Đã bảo là góp mặt vào một tí cho vui,anh chị em cùng thưởng thức,vả lại cây nhà lá vườn,chứ có phải tạp chí gì gì này nọ của Hội nhà thơ đâu cơ chứ.
–Đồng ý thế rồi,nhưng tác phẩm  tầm phào nhạt nhẽo quá sợ độc giả chán.Vả lại tôi biết ông còn nhiều bài của người khác ,thôi cứ để đăng hết bài của người khác đi ông ạ,chờ một tí cũng chẳng sao mà không đăng thì cũng chẳng sao ông ạ,bởi vì tôi làm cho tôi mà.
–Bài ấy hồi hè đến nhà ông tôi đọc rồi,bảo được là được mà,khiêm tốn cẩn thân quá.Này ông,ý tứ quá nó cũng“ đỡ hay“.
Thế rồi anh đưa bài thơ cho tôi và còn dặn đi dặn lại là khi nào văng vắng tác phẩm của người khác thì hãy đăng và lần cuối cách đây một tuần anh gọi bảo tôi chịu khó sửa lại vài chỗ phết phẩy theo ý của anh và lại chặc lưỡi bảo đăng lên sợ độc giả chê thì xí hủm lắm.Ai chứ tôi thì hiểu rõ tính anh lắm,tôi đã là một thằng“ cố đỉn „rồi,anh lại còn „cố đỉn“hơn,phải nói là gàn bát sách.
Thưa các bạn,chúng  tôi đăng bài thơ trên,một bài thơ theo ý kiến cá nhân tôi là một bài thơ rất hay,một phác họa hay và đẹp bởi  vì tuy gọi là phác họa mà thực ra khi chúng ta nghiền ngẫm kĩ một chút thì đó chính là một bức họa thật sự,một bản phối thực sự với đầy đủ gam mầu,sắc thái và ẩn dụ trong cả bài thơ,trong từng câu,từng chữ thậm chí từng chỗ ngắt,từng dấu chấm  phẩy và chứa trong nó một tính triết lý,một nhân sinh quan về một kiếp đời.Khổ đầu  nếu đọc liền mạch ta tưởng đơn sơ dăm câu,ấy nhưng thực ra sau mỗi nhịp ngắt lại là câu mới, ngắn ,quá ngắn nhưng lại chứa nặng những ý tứ rất sâu sắc.Mượn cảnh tả tình.Khéo lắm.Đông về.Thu chưa đi.Đứng trước khoảnh khắc giao thời của tuổi tác,sự chuyển giao giữa độ tuổi trung niên sang độ tuổi „lão“,nhà thơ bâng khuâng tiếc nuối thời gian đã trôi qua.Bốn mùa của thời gian mượn vào vận với  bốn mùa của đời người.Tuổi thanh xuân của chúng tôi đã mịt mù xa,một độ tuổi mà bao người cùng thế hệ đã trải qua bao nhiêu thăng trầm,gian khó,ngọt bùi ít , đắng cay nhiều.Xuân Diệu đã than vãn khi tuổi trẻ qua đi,tuổi trẻ như mùa xuân mà mùa xuân của tự nhiên,của thời gian thì còn mãi theo chu kì của tạo hóa, còn mùa xuân tuổi trẻ của đời người thì vĩnh viễn không bao giờ quay trở lại,và ông đã: bâng khuâng  tiếc cả đấttrời.   
Những chiếc lá,chẳng còn xanh , run rẩy níu cành,trước từng cơn gió     Vâng,anh lặn mình vào với thế hệ cùng trang lứa mà tuổi tác đang vùn vụt trôi nhanh như  một con tầu đẩy lùi sự hiện hữu của mình về phía sauThế nhưng anh vẫn còn đôi chút an ủi,bởi vì những chiếc lá chẳng còn xanh thôi ,chứ chưa  hoàn toàn ngả mầu .Cũng như Xuân Diệu ,anh nuối tiếc cuộc đời đấy,nhưng khác với Xuân Diệu ,ông ấy muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn , muốn riết mây đưa và gió lượn……ở anh,anh lại không có cảm giác mạnh níu kéo thời thời gian như Xuân Diệu mà mong manh,yếu ớt hơn nhiều.Thật vậy trước từng cơn gió , cái lá chẳng còn xanhkia mà thực ra đã hết hẳn mầu xanh đâu,có lẽ chỉ một cơn gió thoảng thôi mà nó vẫn run rẩy níu cành.Sinh ra làm kiếp con người,dù sướng,dù khổ,dù ở giai tầng nào, địa vị hoàn cảnh nào ta cũng đều chấp nhận và thấy hạnh phúc khi được làm người. Xuân Diệu tiếc đời ,bởi đối với ông mùa xuân tuổi trẻ là mầu hồng,nó đi qua đời ông như  một cơn gió,thế mà ông cứ vẫn cố chuếnh choáng mùi thơm,đã đầy ánh sáng,rồi lại no nê thanh sắc của thời tươi ,rồi mãnh liệt hơn,thôi thúc khẩn trương hơn :hỡi xuân hồng,ta muốn cắn vào ngươi. Ở anh, dường như anh muốn thời gian ngưng đọng lại,vũ trụ ngừng trôi chảy,để cái mùa thu cuộc đời với mầu xanh đầy ắp chất nhựa sống tinh khiết được chắt chiu sàng lọc bởi những mùa trước đó sẽ tồn tại mãi mãi.Đây nữa:
Nắng chiều.Mùa không rực rỡ.Dải lụa nào Vàng góc rừng xa        Với Nguyễn Du: nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng khi nói về mảnh đời tẻ nhạt và vô vọng của nàng Kiều thì thi sĩ của chúng ta lạị so cái khoảnh khắc mình đang sống với thời điểm trước hoàng hôn với ánh chiều tà không còn rực rỡ.Thân kiếp của ta,hình bóng của ta chuyển động tịnh tiến với vừng ô dương.Nhưng mà này:dải lụa nào,vàng góc rừng xa.Đấy,tôi thích lắm câu này.Bút họa của anh,gam mầu của anh sử dụng ở chỗ này rất là đáng nể.Khi ta dõi cặp mắt của ta vào phần đầu bức họa,ta  có cảm giác hồi hộp và e ngại thì đến chỗ này ta thấy dường như tĩnh tâm hơn.Phần phác thảo trên chẳng rườm rà nhiều đường nét ngang dọc,chẳng mầu sắc lòe loẹt gì nhiều và đến chỗ này anh đã chấm phá một cách tài tình để khẳng định rằng:không,cuộc đời trôi qua không  hề vô vị và tẻ nhạt,trái lại nó đẹp đẽ và  ý nghĩa lắm,nó đẹp như một dải lụa,mặc dù ánh chiều tà không còn rực rỡ nhưng dải lụa thì đẹp mịn màng hiển hiện khiêm tốn đấy nhưng cũng kiêu sa đấy ở góc rừngxa  Thưa các bạn,khi đọc đến phần hai chỉ đôi câu với dăm bảy nét thì ta mới vỡ lẽ rằng:ồ trên đây chỉ là một giấc mơ,nhưng giấc mơ diễn tả toàn bộ tiến trình của cuộc đời.Như đã nói ở trên với“ họa pháp“ tài hoa bởi không cần nhiều mầu mè,với  thi pháp tài tình bởi nhịp phách khả biến,phần phác họa mà thực ra chỉ có là phác họa thôi đâu,nó là bức tranh đầy đủ đấy chứ,nó mượn cảnh tả tình,nó ăm ắp đầy những ẩn dụ,đúng, không phải ví von mà là ẩn dụ để cho người đọc chúng ta nhận ra rằng :ồ đây là một cơn mộng du,kì diệu ở chỗ cơn mộng du này lại tái hiện hoàn toàn phần đời mình đã đi qua và rồi khi tỉnh dậy đã thấy ngoài vườn tuyết trắng phủ dầy và một thực tại hiển nhiên đã bày ra:
Một ngày,chợt thấy đã đầy tóc bạc,trên tay.    
Như vậy chúng ta đã nhận ra một bản phác họa với hai phần vừa tương phản nhưng lại rất gắn bó.Ấy  là phần tả cảnh nhưng lại miêu tả một cơn mộng du nhưng cũng chính là miêu tả phần đời đã qua và như vậy nó là hiện thực.Khi ta đã tỉnh cơn mộng rồi ta lại bâng khuâng nhớ lại cơn mộng ấy:chỗ này làm tôi liên tưởng đến một câu kết trong một bài thơ của Ức Trai Nguyễn Trãi:sớm mai thức dậy một nhành mai, nhưng của Ức Trai hiển nhiên với ý nghĩa lạc quan hơn là của anh(lạ nhỉ,cứ tưởng các cụ ngày xưa yếm thế hơn mình bây giờ chứ) .
Vâng dĩ nhiên rồi,ông bạn tôi chẳng ví được như Xuân Diệu và cũng càng chẳng thể so được như Sao Khuê Ức Trai,khi trải nghiệm về cuộc đời đã qua có ai mà giống ai được cơ chứ ,có gì là khuôn mẫu chung cho tất cả đâu.Thế mà khi  đọc xong bài thơ này,chẳng hiểu sao tôi cứ lâng lâng mãi bởi sắc mầu và thủ pháp đã đành  mà còn bởi tính triết lí của bài thơ nữa.Vậy mà tại sao khi đưa cho tôi để đăng lại cứ ngài ngại  là làm sao hở cái ông gàn bát sách,chàng thi sĩ họ Phương kia?
  Dlg.donau.18.11.11 nđ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét